Địa chỉ:: Nhà E7-Trường ĐH GTVT Phân hiệu tại Tp Hồ Chí Minh, 451 Lê Văn Việt, Phường Tăng Nhơn Phú A, Quận 9, Tp.HCM.

Tel.:08.37.360.512                                      Fax:08.37.360.676

Email: daotaothuchanh@gmail.com      Website:http://trungtamdaotao.utc2.edu.vn

Giám đốc: ThS Võ Xuân Lý                       ĐT:0903641441

Giới thiệu

          Trường Đại học Giao thông Vận tải luôn đi đầu về đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ mới trong lĩnh vực giao thông vận tải của cả nước. Phát huy truyền thống và hướng đến mục tiêu trở thành trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lớn trong khu vực phía Nam, Trường đã quyết định thành lập Trung tâm Đào tạo thực hành và Chuyển giao công nghệ Giao thông vận tải Phân hiệu Trường Đại học Giao thông vận tải tại thành phố Hồ Chí Minh theo quyết định số 1596/QĐ-ĐHGTVT, ngày 12/08/2016 của Hiệu trưởng.

Lĩnh vực hoạt động:  Trung tâm được nhà trường giao trọng trách quản lý sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị; quản lý và hướng dẫn thực tập (tin học, ngoại ngữ, thí nghiệm, xưởng, …) cho sinh viên và học viên sau đại học; đào tạo tin học ứng dụng, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn và thực hiện NCKH và chuyển giao công nghệ.

              - Nghiên cứu, đề xuất với nhà trường về việc xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên, cộng tác viên và tổ chức bộ máy quản lý, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật trực tiếp phục vụ cho hoạt động của Trung tâm.

              - Quản lý và khai thác tốt các cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác đào tạo, thực hành và dịch vụ về khoa học công nghệ, lao động sản xuất tại Trung tâm.

              - Quản lý, tổ chức thực hiện giảng dạy thực tập, thí nghiệm chuyên môn cho sinh viên tại Cơ sở II theo kế hoạch đào tạo đã được Nhà trường phê duyệt.

              - Quản lý, tổ chức thực hiện giảng dạy tin học ứng dụng, chuyên đề nâng cao cho các lớp Cầu đường chất lượng cao theo kế hoạch đào tạo của Nhà trường.

              - Hợp tác với các đơn vị, cá nhân trong và ngoài nước về đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, dạy nghề, nghiên cứu chuyển giao công nghệ, triển khai thử nghiệm ứng dụng công nghệ mới, sản xuất và thi công thử nghiệm các vật liệu, cấu kiện . . .  các lĩnh vực chuyên ngành mà Nhà trường có khả năng.

              - Chiêu sinh, tổ chức lớp, lập kế hoạch học tập cho các khóa học ngắn hạn, tổ chức giảng dạy, tổ chức thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và làm thủ tục cấp chứng chỉ, chứng nhận tốt nghiệp theo quy định chung của Bộ và Nhà trường cho mỗi lớp, khóa học.

Hình ảnh hoạt động

1. Công tác quản lý thí nghiệm, thực hành

          Hằng năm Trung tâm tiếp nhận và hướng dẫn khoảng 230 lớp tương đương 230 lớp (tương đương khoảng 11.685 lượt SV thực tập và khoảng 9.005 tiết) làm thí nghiệm chuyên môn và thực tập xưởng bao gồm các ngành công trình, cơ khí, điện tử viễn thông... Trong quá trình thí nghiệm thực hành sinh viên được đội ngũ giảng viên có chuyên môn nghiệp vụ cao dày dặn kinh nghiệm hướng dẫn, với phương pháp học từ lý thuyết sang thực hành trực quan sinh động sẽ giúp sinh viên tiếp cận kiến thức tốt hơn, tạo hứng thú trong quá trình học tập từ đó giúp sinh viên có thể đáp ứng được yêu cầu công việc khi ra trường.

  Sinh viên thí nghiệm sức bền vật liệu tại TT  

 

   
   
   

    Sinh viên thực hành mô hình lái ô tô

2. Công tác đào tạo các lớp ngắn hạn và bồi dưỡng kiến thức

          Nhằm phục vụ nhu cầu học tập mở rộng kiến thức của sinh viên và các học viên bên ngoài trường, trung tâm đã mở các lớp đào tạo tin học ngắn hạn về các phần mềm chuyên ngành như (Phần mềm thiết kế Autocad; Dự toán bóc tách khối lượng công trình; Phần mềm thiết kế đường Nova, anddesign; Phần mềm thiết kế cầu Midas, RM; Phần mềm tính toán kết cầu, Sap 2000, Etabs Phần mềm thiết kế cơ khí, Inventor, Solidworks...) đã thu hút lượng đông đảo sinh viên và học viên tham gia các khóa học.

Lớp đào tạo tin học tại Trung tâm

          Trung tâm đã phối hợp với các đơn vị bên ngoài mở các lớp nâng cao nghiệp vụ chuyên môn góp phần nâng cao trình độ cập nhật kiến thức cho các bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân thi công, vận hành trong lĩnh vực giao thông vận tải được các đơn vị quan tâm và đánh giá cao như Bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát chất lượng công trình giao thông, Bồi dưỡng nghiệp vụ chỉ huy trưởng công trình Bồi dưỡng nghiệp vụ về giám sát chất lượng Bê tông nhựa nóng; Lớp nâng cao nghiệp vụ vận tải; Đánh giá rủi ro các công trình giao thông; nghiệp vụ quả lý đường bộ, đường thủy; Đánh giá hiệu quả các dự án đầu tư, Nghiệp vụ đánh giá kiểm định các công trình cầu...

Một số hình ảnh về các lớp học:

Đào tạo nghiệp vụ giám sát chất lượng BTN tại Khánh Hòa

Học viên được đi thực tế tại trạm trộn BTN (Khánh Hòa)

Đ/C Bùi Xuân Cường phát biểu khai mạc khóa học Quản lý rủi ro trong xây dựng các công trình Đường sắt đô thị

Nhà Giáo Nhân Dân, GS.TS Nguyễn Viết Trung giảng dạy khóa học Quản lý rủi ro trong xây dựng các công trình Đường sắt đô thị

3. Công tác lao động sản xuất, NCKH và chuyển giao công nghệ

          Trung tâm đã khai thác hiệu quả các thiết bị, phần mềm thông qua việc phối hợp với các giảng viên bộ môn tham gia để nghiên cứu các thiết bị mới được đầu tư và thực hiện các công trình lao động sản xuất ngoài Trường.

             Phối hợp với chi nhánh Công ty TV TKCN&XDGT và Cty UTC2 kiểm tra đánh giá độ bằng phẳng của mặt đường theo chỉ số độ gồ ghề quốc tế IRI và kiểm định chất lượng công trình tại các tỉnh phía Nam(Công trình 885 Bến Tre; QL 1A; QL1 Tân An- Long An; An Hòa- Trảng Bàng- Tây Ninh; CT Cầu Trắng-Bùi Văn Ba-Q7-TP.HCM; CT 4 cầu- Huyện Châu Phú- An Giang; Dự án đầu tư xây dựng CT QL Cai Lậy- Tiền Giang; Chương trình Nhịp cầu Ước mơ xã Đông Thái- Cái Nước- Cà Mau và xã Đông Hòa- huyện An Minh- Kiên Giang; Khu CN Phú Hữu-Q9; Đường vàng đai- Tân Sơn Nhất- Bình Lợi;...). Danh thu từ hoạt động dịch vụ KHCN hằng năm khoảng 200 triệu đồng.

                     Phối hợp với công ty CP UTC2 tham gia kiểm định cầu

3. Công tác quản lý cơ sở vật chất

          Cơ sở vật chất, trang thiết bị và phần mềm: Tổng diện tích sử dụng: 2.027m2, gồm 2 nhà chính E7&E8 với 20 phòng thí nghiệm chuyên ngành và xưởng thực tập, 4 phòng tin học ứng dựng, 1 phòng học máy chiếu và 4 phòng làm việc; Máy móc thiết bị: Tổng giá trị khoảng trên 20 tỷ đồng, trong đó: các máy móc thiết bị đầu tư trước năm 2005 đa phần có xuất xứ từ Nga và Trung Quốc (khoảng 1 tỷ đồng), phần còn lại vừa mới được đầu tư từ  năm 2008 đến 2015 có xuất xứ từ các nước G7 (trên 19 tỷ đồng). Hệ thống thiết bị thí nghiệm hiện đại đáp ứng yêu cầu thí nghiệm thực hành cho các chuyên ngành đào tạo của nhà trường như Ngành kỹ thuật xây dựng công trình giao thông, kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật điện tử, truyền thông, Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, …

Một số hình ảnh về thiết bị tại Trung tâm:

                    Phòng thí nghiệm tự động hóa

                  Phòng thí nghiệm mô hình cơ khí    

  

             Máy đo độ bằng phẳng mặt đường (Mỹ)  

                    Máy nén 3 trục Humboldt (Mỹ)

               

                                                      Thiết bị Phòng thí nghiệm môi trường và an toàn giao thông

     

Phòng thí nghiệm địa kỹ thuật công trình

          Với sự chuẩn bị khá bài bản và chu đáo về cơ sở vật chất, máy móc thiết bị cũng như đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, có học hàm học vị cao, Trung tâm đã tạo được sự tín nhiệm của các doanh nghiệp cũng như các sở ban tại khu vực phía Nam, trong thời gian qua, Trung tâm đặc biệt ưu tiên đầu tư các thiết bị thí nghiệm phục vụ cho công tác thực hành của sinh viên, nghiên cứu khoa học sinh viên và giảng viên. Nhờ đó mà chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học ngày càng được nâng cao.