THÔNG TIN TÓM TẮT VỀ NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI

CỦA LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Tên luận án: Nghiên cứu hoàn thiện quản lý chất lượng xây dựng công trình đường bộ khu vực phía Bắc

Ngành: Quản lý xây dựng                          

Mã số: 9.58.03.02

Nghiên cứu sinh: Đoàn Thanh Kỳ

Họ và tên cán bộ hướng dẫn: PGS.TS Phạm Văn Vạng

Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Giao thông vận tải

 

TÓM TẮT ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

1. Ý nghĩa khoa học

- Luận án đã hệ thống hóa và làm sâu sắc hơn cơ sở lý luận về CLXD và công tác QLCLXD công trình đường bộ từ khái niệm, nội dung đến các tiêu chí đánh giá chúng.

- Luận án đã phát triển mô hình và hệ thống thang đo đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến công tác QLCLXD công trình đường bộ.

2. Ý nghĩa thực tiễn

- Luận án đã phân tích, nhận diện được các tồn tại phổ biến trong các nội dung công tác QLCLXD công trình đường bộ ở khu vực phía Bắc;

- Luận án đã phân tích, nhận diện được khó khăn, thách thức chính đối với công tác QLCLXD công trình đường bộ khu vực phía Bắc;

- Luận án đã sử dụng mô hình bình phương tối thiểu riêng phần chỉ ra được 7 yếu tố ảnh hưởng ảnh hưởng ý nghĩa đến công tác QLCLXD công trình đường bộ khu vực phía Bắc theo thứ tự giảm dần: Năng lực chuỗi cung ứng; Năng lực và văn hóa chất lượng của chủ đầu tư, ban quản lý dự án; Điều kiện tự nhiên-kinh tế-xã hội của địa phương; Năng lực thanh tra, kiểm tra, giám sát nhà nước tại công trường; Năng lực và văn hóa chất lượng của nhà thầu; Năng lực và văn hóa chất lượng của lực lượng tư vấn; Hệ thống văn bản pháp lý và tài liệu hướng dẫn liên quan. Bảy yếu tố này cùng nhau tạo ra 59,3% biến đổi đến biến phụ thuộc “kết quả QLCLXD công trình đường bộ”.

- Luận án đã đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác QLCLXD đường bộ trong bối cảnh ở khu vực phía Bắc với 4 nhóm giải pháp nhằm (1) hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan; (2) thúc đẩy ứng dụng CNTT, chuyển đổi số trong công tác QLCLXD công trình đường bộ; (3) thúc đẩy văn hóa tổ chức định hướng chất lượng; (4) nâng cao hiệu quả quản lý chuỗi cung ứng.

 

INFORMATION BRIEF OF THE NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

 

Name of dissertation: Study to improve the road construction quality management in the Northern region

Major: Construction Management

Code No: 9.58.03.02

Name of PhD. Candidate: Doan Thanh Ky

Name of Supervisors: Assoc. Prof. Pham Van Vang

Training Institution: University of Transport and Communication

 

SUMMARY OF THE NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

1. Scientific significance:

- The dissertation has systematized and deepened the theoretical basis of construction quality and construction quality management from concept, content to criteria for assessment;

- The dissertation has developed the research model and scales to evaluate the factors affecting the construction quality management of road works.

2. Practical significance:

- The dissertation has analyzed and identified the shortcomings, difficulties and challenges in the construction quality management of road works in the Northern region;

- The dissertation has used the partial least squares model (PLS) to reveal 7 factors that significantly affect the construction quality management of road works in the Northern region in descending order: Supply chain capacity; Capacity and quality culture of the investor, the project management unit; Natural-economic-social conditions of the locality; Capacity for state inspection, examination and supervision at construction sites; Contractor's capacity and quality culture; Capacity and quality culture of the consultants; System of legal documents and related manuals. These seven factors together create 59.3% variation to the dependent variable “results of construction quality management of road works”;

- The dissertation has proposed solutions to improve road construction quality management in the context of the Northern region with 4 groups of solutions to (1) improve the relevant legal regulations; (2) promoting IT application, digital transformation in road construction quality management; (3) promoting a quality-oriented organizational culture; (4) improve the efficiency of supply chain management.